Hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện

hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện của chất lỏng có phạm vi đo (0 ^ 500) mS/cm và sai số lớn nhất cho phép ± 5 % (giá trị đọc).

Ngày đăng: 13-06-2017

3,036 lượt xem

 

Hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện

 

1 Phạm vi áp dụng Hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện

Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình hiệu chuẩn  ban đầu, hiệu chuẩn  định kỳ và hiệu chuẩn  sau sửa chữa phương tiện đo độ dẫn điện của chất lỏng có phạm vi đo (0 ^ 500) mS/cm và sai số lớn nhất cho phép ± 5 % (giá trị đọc).

2 Giải thích từ ngữ Hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện

Các từ ngữ trong văn bản này được hiểu như sau:

2.1 Độ dẫn điện của chất lỏng: là khả năng của môi trường nước cho phép sự di chuyển của các hạt điện tích qua nó khi có lực tác động vào các hạt như lực tĩnh điện của điện trường. Sự di chuyển này tạo thành dòng điện và cơ chế của chuyển động này tùy thuộc vào vật chất. Độ dẫn điện là nghịch đảo của điện trở (Ohm).

2.2 Dung dị ch chuẩn độ dẫn điện được chứng nhận (sau đây gọi là dung dịch chuẩn): là loại chất chuẩn được chứng nhận thể lỏng có độ dẫn điện xác định.

2.3 Đơn vị đo:

-  Độ dẫn điện:

1/Ohm = 1 Siemen (S) = 1.000 mill Siemen (mS) = 1.000.000 micro Siemen (^S).

- Độ dẫn điện riêng:

S/m; S/cm ; mS/cm; ^S/cm.

3 Các phép Hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện

Phải lần lượt tiến hành các phép kiểm tra ghi trong bảng 1.

TT

Tên phép hiệu chuẩn

Theo điều mục của QTKĐ

Chế độ hiệu chuẩn

Ban đầu

Định kỳ

Sau

sửa chữa

1

Kiểm tra bên ngoài.

7.1

+

+

+

2

Kiểm tra kỹ thuật.

7.2

+

+

+

3

Kiểm tra đo lường.

7.3

 

 

 

3.2

- Kiểm tra sai số.

7.3.2

+

+

+

3.3

- Kiểm tra độ lặp lại.

7.3.3

+

+

+

3.4

- Kiểm tra độ ổn định theo thời gian (độ trôi).

7.3.4

+

+

+

4 Phương tiện Hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện

Phương tiện kiểm định được ghi trong bảng 2.

Bảng 2

TT

Tên phương tiện hiệu chuẩn

Đặc trưng kỹ thuật đo lường cơ bản

Áp dụng cho điều mục của quy trình

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Chuẩn đo lường

 

Dung dịch chuẩn độ dẫn điện

-                     Các giá trị chuẩn: (0 ^ 500) mS/cm tại nhiệt độ (25 ± 0,01) °C;

-                     Độ không đảm bảo đo không lớn hơn sai số lớn nhất cho phép của phương tiện đo độ dẫn điện.

7.3.2; 7.3.3; 7.3.4

2

Phương tiện đo khác

2.1

Phương tiện đo độ dẫn điện.

-                     Phạm vi đo: (0 -ỉ- 20) g.S/cm;

-                     Độ chính xác: ± 0,5 %.

6

2.2

Bể ổn nhiệt.

-                     Phạm vi đo: (0 - 50) °C;

-                     Độ chính xác: ± 0,01 °C.

7.3

2.3

Thiết bị đo nhiệt độ.

-                     Phạm vi đo: (0 - 50) °C;

-                     Độ chính xác: ± 0,01 °C.

7.3

(1)

(2)

(3)

(4)

2.4

Phương tiện đo nhiệt độ và độ ẩm môi trường.

5                    Nhiệt độ: (0 - 50) oC;

Giá trị độ chia: 1 oC;

6                    Độ ẩm không khí: (25 - 95) %RH; Giá trị độ chia: 1 %RH.

5

3

Phương tiện phụ

3.1

Nước cất.

- Có giá trị điện dẫn nhỏ hơn 2 pS/cm tại (25 ± 0,01) °C.

7

3.2

Bình xịt tia.

 

7

3.3

Giấy thấm.

 

7

5  Điều kiện Hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện

Khi tiến hành kiểm định, phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

-  Nhiệt độ: (25 ± 5) oC;

-  Độ ẩm không khí: < 80 %RH (không đọng sương).

6 Chuẩn bị Hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện

Trước khi tiến hành kiểm định phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây.

-                     Chọn các điểm kiểm định tương ứng với các dung dịch chuẩn có giá trị danh định như bảng 3.

Bảng 3

TT

Phạm vi đo

Dung dịch chuẩn lựa chọn

1

(0 - 20) pS/cm.

Nước cất hoặc dung dịch chuẩn có độ dẫn điện < 2 pS/cm; 10 pS/cm.

2

(0 - 200) pS/cm.

10 pS/cm; 84 pS/cm; 147 pS/cm.

3

(0 - 2000) pS/cm.

147pS/cm; 1000 pS/cm; 1413 pS/cm.

4

(0 - 20) mS/cm.

1,41 mS/cm; 8,00 mS/cm; 12,88 mS/cm.

5

(0 - 500) mS/cm.

1,41 mS/cm; 12,88 mS/cm; 111,3 mS/cm.

- Dung dịch chuẩn được giữ ổn nhiệt tại (25 ± 0,01) °C bằng bể ổn nhiệt.

Trước khi tiến hành kiểm định, đầu đo của phương tiện đo độ dẫn điện (sau đây gọi

tắt là PTĐ) phải được làm sạch với dung môi thích hợp tuỳ thuộc vào vật liệu chế tạo đầu đo, theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trong tài liệu kỹ thuật, sau đó rửa lại bằng nước cất.

7 Tiến hành Hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện

7.1 Kiểm tra bên ngoài

Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:

Kiểm tra bằng mắt để ác định s phù hợp c a PTĐ với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật về hình dáng, kích thước, hiển thị, nguồn điện s dụng, nhãn hiệu và phụ kiện kèm theo.

7.2 Kiểm tra kỹ thuật

Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây :

Kiểm tra trạng thái hoạt động bình thường và cơ cấu chỉnh của PTĐ theo tài liệu kỹ thuật.

7.3 Kiểm tra đo lường

Phương tiện đo độ dẫn điện được kiểm tra đo lường theo trình t nội dung, phương pháp và yêu cầu sau đây:

7.3.1  Phương pháp kiểm định phương tiện đo độ dẫn điện là so sánh kết quả đo trực tiếp giá trị độ dẫn điện c a dung dịch chuẩn bằng PTĐ và giá trị độ dẫn điện được chứng nhận của dung dịch chuẩn đó tại nhiệt độ (25 ± 0,01) °C.

7.3.2  Kiểm tra sai số

- Tại m ỗi điểm kiểm định, đầu đo của PTĐ phải được tráng tối thiểu 03 lần và ngâm 10 phút trong dung dịch chuẩn tương ứng.

-  Tại m ỗi điểm kiểm định, đo tối thiểu 03 lần liên tiếp bằng PTĐ. Ghi kết quả đo được vào biên bản ở phụ lục 1.

-      Sai số của mỗi phép đo được tính theo công thức sau:

- Sai số ỗ không được lớn hơn sai số cho phép của PTĐ.

7.3.3  Kiểm tra độ lặp lại.

-   Chọn 01 dung dịch chuẩn như trong mục 6 để tiến hành kiểm tra độ lặp lại.

-   Dùng PTĐ đo tối thiểu 05 lần liên tiếp xác định nồng độ dung dịch chuẩn đã chọn. Ghi kết quả vào biên bản kiểm định ở phụ lục 1.

-  Độ lặp lại được tính theo độ lệch chuẩn s theo công thức sau:

- Độ lệch chuẩn s không được lớn hơn 1/3 sai số cho phép của PTĐ.

7.3.4 Kiểm tra độ ổn định theo thời gian (độ trôi).

-  Chọn dung dịch chuẩn như mục 7.3.3.

-  Dùng PTĐ đo 03 lần dung dịch chuẩn đã chọn, m ỗ i lần cách nhau 02 giờ. Ghi kết quả vào biên bản kiểm định ở phụ lục 1.

-  Sai lệch giữa các kết quả đo so với phép đo đầu tiên không được lớn hơn sai số cho phép của PTĐ.

8   Xử lý chung

8.1  Phương tiện đo độ dẫn điện sau khi hiệu chuẩn nếu đạt các yêu cầu quy định theo quy trình hiệu chuẩn này được niêm phong cơ cấu chỉnh và cấp chứng chỉ hiệu chuẩn (tem hiệu chuẩn, dấu hiệu chuẩn, giấy chứng nhận hiệu chuẩn...) theo quy định.

8.2 Phương tiện đo độ dẫn điện sau khi hiệu chuẩn nếu không đạt một trong các yêu cầu quy định của quy trình hiệu chuẩn này thì không cấp chứng chỉ hiệu chuẩn mới và xóa dấu hiệu chuẩn cũ (nếu có).

8.3 Chu kỳ hiệu chuẩn  của phương tiện đo độ dẫn điện: 12 tháng.

 

WEB: Caltek.com.vn

 

Công ty CP điện tử CALTEK chuyên cung cấp các dịch vụ về hiệu chuẩn, kiểm tra và sửa chữa các thiết bị điện tử, cơ khí, đo lường và dụng cụ máy móc thử nghiệm, cung cấp và tư vấn các thiết bị đo lường... trong nhiều lĩnh vực bao gồm điện, điện tử, hóa học, cơ khí, nhiệt độ, áp suất, thực phẩm, may mặc và môi trường.

Địa chỉ:

 Trụ Sở: Tầng 3, Hà Nam Plaza, Quốc lộ 13,  Phường Vĩnh Phú, TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương.

 Chi Nhánh: Tầng 2, trung tâm điều hành KCN Tiên Sơn, Đường 11, KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

ONLINE

  • Ms Huyền

    Ms Huyền

    Hotline / Zalo 0934466211

TRUY CẬP

Tổng truy cập 1,083,722

Đang online5

FANPAGE