Hiệu chuẩn máy đo điện trở cách điện

hiệu chuẩn máy đo điện trở cách điện có dải đo điện trở trong phạm vi từ 103 Ω đến 1014 Ω, có cấp (Class) cao nhất là 1,0 hoặc độ chính xác (Accuracy) cao nhất là ± 1%.

Ngày đăng: 14-06-2017

1,913 lượt xem

 

Hiệu chuẩn máy đo điện trở cách điện

 

1. Phạm vi áp dụng Hiệu chuẩn máy đo điện trở cách điện

Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình hiệu chuẩn ban đầu, định kỳ và sau sửa chữa cho các phương tiện đo điện trở cách điện có dải đo điện trở trong phạm vi từ 103 Ω đến 1014 Ω, có cấp (Class) cao nhất là 1,0 hoặc độ chính xác (Accuracy) cao nhất là ± 1%.

2. Giải thích từ ngữ Hiệu chuẩn máy đo điện trở cách điện

Các từ ngữ trong văn bản này được hiểu như sau:

- Phương tiện đo điện trở cách điện (Insulation Resistance Tester): Dụng cụ kiểm tra an toàn điện, xác định giá trị điện trở cách điện của các thiết bị điện theo một mức điện áp nhất định, thường được gọi là mê gôm mét.

- UUT (Unit Under Test): Thiết bị được kiểm định. Ở đây là phương tiện đo điện trở cách điện (mê gôm mét) cần được kiểm định.

3. Các phép Hiệu chuẩn máy đo điện trở cách điện

Phải lần lượt tiến hành các phép Hiệu chuẩn máy đo điện trở cách điện ghi trong bảng 1.

Bảng 1

TT

Tên phép hiệu chuẩn

Theo điều mục của ĐLVN

Chế độ hiệu chuẩn

Ban đầu

Định kỳ

Sau sửa chữa

1

Kiểm tra bên ngoài

7.1

+

+

+

2

Kiểm tra kỹ thuật

7.2

 

 

 

2.1

Kiểm tra nguồn điện cung cấp

7.2.1

+

+

+

2.2

Kiểm tra khả năng phát điện áp ra các cực đo của UUT

7.2.2

+

+

+

2.3

Kiểm tra khả năng làm việc UUT

7.2.3

+

+

+

3

Kiểm tra đo lường

7.3

 

 

 

3.1

Xác định sai số cơ bản

7.3.1

+

+

+

3.2

Xác định sai số cơ bản (cho UUT có nhiều thang đo)

7.3.2

+

+

+

3.2

Đánh giá sai số cơ bản (khi tiến hành kiểm định mê gôm mét)

7.3.3

+

+

+

4.Phương tiện Hiệu chuẩn máy đo điện trở cách điện

Sử dụng các phương tiện Hiệu chuẩn máy đo điện trở cách điện ghi trong bảng 2.

Bảng 2

TT

Tên phương tiện hiệu chuẩn

Đặc trưng kỹ thuật đo lường cơ bản

Áp dụng cho điều mục của quy trình

1

Chuẩn đo lường

 

 

1.1

Điện trở chuẩn hoặc Hộp điện trở chuẩn (1)

Giá trị: 1 k Ω - 100 G Ω /1000 G Ω

Cấp: 0,1 đến 1,0/10

Độ chính xác: ± (0,1 đến 1,0/10)%

7.2.3 và 7.3

2

Phương tiện khác

 

 

2.1

Nhiệt kế

Dải đo: 10 oC - 50 oC Độ phân giải: 0,5 oC

5

2.2

Ẩm kế

Dải đo: 40 % - 100 % Độ chính xác: ± 5 %

5

2.3

Von mét một chiều (2)

Dải đo: 100 V - 10 kV

Cấp 2,5 hoặc độ chính xác: ± 2,5%

7.2.1.2

Lưu ý:

-                      : Đối với hộp điện trở nhiều nấc (đề các) cần chú ý đến điện áp làm việc hoặc

điện áp chịu được của từng nấc (đề các).

-                      : Có thể dùng von mét tĩnh điện hoặc von mét với mạch phân áp một chiều (DC

Divider) phù hợp.

Chuẩn và phương tiện đo dùng trong phép đo xác định sai số cơ bản của mê gôm mét phải đảm bảo sai số phép đo không vượt quá 1/4 sai số cho phép của mê gôm mét tại điểm cần hiệu chuẩn.

5. Điều kiện Hiệu chuẩn máy đo điện trở cách điện

Khi tiến hành Hiệu chuẩn máy đo điện trở cách điện phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Nhiệt độ môi trường: (23 ± 5) 0C

- Độ ẩm tương đối của không khí không vượt quá:

80 % RH đối với mê gôm mét có điện áp       phát ra đến      500      V;

70 % RH đối với mê gôm mét có điện áp       phát ra đến      2500    V;

60 % RH đối với mê gôm mét có điện áp       phát ra đến      10000  V.

6. Chuẩn bị Hiệu chuẩn máy đo điện trở cách điện

Trước khi tiến hành Hiệu chuẩn máy đo điện trở cách điện  phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:

- Mê gôm mét cần hiệu chuẩn (UUT) cùng với các cuộn điện trở chuẩn và các hộp điện trở chuẩn dùng trong kiểm định phải được đặt trong môi trường hiệu chuẩn ít nhất 2 giờ (2 h) trước khi tiến hành hiệu chuẩn;

- Các cực nối đất (Ground) của UUT, cuộn điện trở chuẩn và hộp điện trở chuẩn phải được nối đất (Ground); nếu trên UUT, cuộn điện trở chuẩn và hộp điện trở chuẩn có các cực màn (Guard) thì các cực này phải được nối chung với nhau.

- Làm sạch bên ngoài và các cực đo của UUT.

7. Tiến hành Hiệu chuẩn máy đo điện trở cách điện

7.1 Kiểm tra bên ngoài

Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:

7.1.1 Yêu cầu về hồ sơ của UUT:

- Các hướng dẫn về vận hành, bảo quản, sử dụng;

- Các sơ đồ và các chi tiết, phụ kiện cần cho việc hiệu chuẩn;

- Các hướng dẫn đặc biệt của UUT (nếu có).

7.1.2  Kiểm tra bằng cách quan sát theo yêu cầu:

Không có sự hư hỏng do cơ học, do phóng điện và ăn mòn; UUT phải còn nguyên vẹn; các cực nối chắc chắn, không nứt vỡ; các chuyển mạch (công tắc) phải nguyên vẹn và hoạt động tốt. Khi nghiêng UUT không có tiếng kêu của vật lạ hoặc của những phần bên trong bị bật ra.

7.2  Kiểm tra kỹ thuật

Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:

7.2.1 Kiểm tra nguồn điện cung cấp

Phải đảm bảo nguồn cung cấp cho UUT và các thiết bị dùng trong hiệu chuẩn đúng như yêu cầu được qui định trong tài liệu kỹ thuật, các cầu chì, mạch bảo vệ của nguồn cung cấp phải còn hoạt động tốt.

7.2.2  Kiểm tra khả năng phát điện áp ra các cực đo của UUT Xác định điện áp trên các đầu cực (điện áp công tác) của UUT.

Điện áp trên các đầu cực của UUT được đo bằng von mét một chiều, von mét tĩnh điện hoặc von mét với mạch phân áp một chiều.

Điện áp trên các đầu cực không được lệch quá 10% so với trị số điện áp phát danh định của UUT.

7.2.3 Kiểm tra khả năng làm việc của UUT

Vận hành UUT theo hướng dẫn sử dụng; nối mạch đo của UUT với hộp điện trở.

Đối với UUT có chỉ thị kiểu kim chỉ (analog):

- Chỉnh điểm “0” cơ khí (nếu có);

-  Đặt các giá trị điện trở tương ứng với giá trị đầu (điểm “0”) và giá trị cuối (điểm “ro”) trên thang đo của UUT; tiến hành đo thử. Nếu nhận thấy kim chỉ sai lệch khỏi các giá trị này phải điều chỉnh lại cho đúng.

Đối với UUT có chỉ thị kiểu hiện số (digital):

-  Theo hướng dẫn trong tài liệu kỹ thuật kèm theo;

-   Nếu không có hướng dẫn, có thể kiểm tra bằng cách: lấy hai giá trị điện trở ở đầu thang đo và cuối thang đo; tiến hành đo thử. Nếu kết quả nhận được có sai số lớn hơn sai số cho phép của UUT tại các điểm này thì phải điều chỉnh lại.

7.3 Kiểm tra đo lường

Mê gôm mét được kiểm tra đo lường theo trình tự nội dung, phương pháp và yêu cầu sau đây:

7.3.1 Xác định sai số cơ bản

Sai số cơ bản được xác định theo phương pháp đo trực tiếp giá trị điện trở chuẩn bằng UUT.

Tuỳ thuộc vào cách biểu diễn sai số cho phép của UUT, sử dụng những cách xác định sai số cơ bản dưới đây tại các điểm cần hiệu chuẩn.

7.3.1.1  Các điểm cần hiệu chuẩn trên thang đo của UUT được xác định như sau:

Đối với UUT kiểu kim chỉ (analog), các điểm cần hiệu chuẩn là các điểm có vạch số của thang đo.

Đối với UUT kiểu hiện số (digital), các điểm cần hiệu chuẩn  được nhà sản xuất đưa ra trong tài liệu kỹ thuật kèm theo. Nếu không có tài liệu hướng dẫn có thể chọn các điểm cần hiệu chuẩn như sau: trên thang đo chọn 3 giá trị (điểm): gần đầu thang, giữa thang và gần cuối thang.

7.3.1.2  Sai số cơ bản tuyệt đối tại các điểm cần hiệu chuẩn của thang đo được xác định như sau:

Nối hộp điện trở chuẩn với các cực đo của UUT. Thay đổi giá trị của hộp điện trở chuẩn tương ứng với các điểm cần hiệu chuẩn của thang đo, điều chỉnh chỉ thị lần lượt tới từng điểm cần hiệu chuẩn theo một hướng, sau đó theo hướng ngược lại để xác định sai số cơ bản tuyệt đối D1 và D2.

Trong đó:

D1 = R – Rt1 (W)
D2 = R – Rt2 (W)

D1 : sai số cơ bản tuyệt đối được xác định theo hướng thuận, W;

D2 : sai số cơ bản tuyệt đối được xác định theo hướng ngược, W;

R : giá trị điện trở danh nghĩa tương ứng với điểm cần kiểm của thang đo, W; Rt1 ; Rt2 : giá trị điện trở chuẩn tương ứng với điểm cần kiểm của thang đo, W. Sai số cơ bản tuyệt đối D là giá trị tương ứng với sai số lớn nhất trong các lần đo.

7.3.1.3  Sai số cơ bản tương đối

7.3.1.4  Sai số cơ bản quy đổi

7.3.2        Khi hiệu chuẩn UUT có nhiều thang đo, cho phép xác định sai số cơ bản ở tất cả các điểm cần hiệu chuẩn trên một thang đo bất kỳ của UUT. Kết quả xác định sai số ở thang đo này chọn hai điểm: điểm có sai số lớn nhất Dmax và điểm có sai số nhỏ nhất Dmin nếu sai số ở tất cả các điểm là cùng dấu; điểm có sai số dương lớn nhất và điểm có sai số âm lớn nhất nếu sai số ở các điểm trên thang đo là khác dấu. Các thang đo còn lại chỉ xác định sai số cơ bản ở tại hai vị trí này trên thang đo.

7.3.3        Khi hiệu chuẩn UUT, tuỳ thuộc vào cách thể hiện sai số cho phép của UUT, sai số cơ bản của UUT được xác định theo các điều 7.3.1.2; 7.3.1.3 và 7.3.I.4. Sai số cơ bản của UUT được xác định nếu không lớn hơn sai số cho phép của UUT thì UUT đó đạt chỉ tiêu về sai số.

8.                 Xử lý chung

8.1              Mê gôm mét sau khi hiệu chuẩn nếu đạt các yêu cầu quy định theo quy trình hiệu chuẩn này được cấp chứng chỉ hiệu chuẩn (tem hiệu chuẩn, dấu hiệu chuẩn, giấy chứng nhận hiệu chuẩn ...) theo quy định.

8.2              Mê gôm mét sau khi hiệu chuẩn nếu không đạt một trong các yêu cầu quy định của quy trình hiệu chuẩn này thì không cấp chứng chỉ hiệu chuẩn mới và xóa dấu hiệu chuẩn cũ (nếu có).

8.3              Chu kỳ hiệu chuẩn của mê gôm mét: 01 năm.

 

WEB: Caltek.com.vn

 

Công ty CP điện tử CALTEK chuyên cung cấp các dịch vụ về hiệu chuẩn, kiểm tra và sửa chữa các thiết bị điện tử, cơ khí, đo lường và dụng cụ máy móc thử nghiệm, cung cấp và tư vấn các thiết bị đo lường... trong nhiều lĩnh vực bao gồm điện, điện tử, hóa học, cơ khí, nhiệt độ, áp suất, thực phẩm, may mặc và môi trường.

Địa chỉ:

 Trụ Sở: Tầng 3, Hà Nam Plaza, Quốc lộ 13,  Phường Vĩnh Phú, TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương.

 Chi Nhánh: Tầng 2, trung tâm điều hành KCN Tiên Sơn, Đường 11, KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

ONLINE

  • Ms Huyền

    Ms Huyền

    Hotline / Zalo 0934466211

TRUY CẬP

Tổng truy cập 892,060

Đang online1

FANPAGE